Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Biên dịch viên những cơ hội và thách thức

Dịch Thuật đang sẵn sàng phát triển thành một nền công nghiệp bạc tỉ dành cho những ai đã trang bị đầy đủ kĩ năng dịch cho mình để có thể tham gia công việc này sớm nhất có thể và thu lại cho mình một khoản lợi nhuận đáng kể.

Internet đã biến cả Thế giới thành một cộng đồng toàn cầu. Nó cho phép rất nhiều tổ chức nhỏ vốn chỉ hạn chế việc  kinh doanh ở trong Thành phố và những vùng lân cận mà không thể mở rộng ra Thế giới. Chính nhờ sự phát triển của Internet và biên dịch viên mà điều này đã được hiện thực hóa.

Bạn có thể chọn lựa nhiều hình thức để trở thành một biên dịch viên.Tùy theo năng lực và sở thích của mỗi người mà tìm cho mình một vị trí biên dịch ở một nhà xuất bản hay một cơ quan chuyên về Dịch thuật, ngoài ra cũng có một số người họ muốn hoạt đông tự do, tự tìm nguồn khách hàng và thỏa thuận các điều khoản,làm việc vào bất kỳ thời gian nào mà bạn muốn.
Ngoài ra Dịch thuật cũng được tận dụng bởi những người muốn kiếm thêm việc ở nhà ngoài thời gian làm việc cố định.

Bắt đầu công việc Dịch Thuật có thể cảm thấy vui, nhưng cũng có khá nhiều thách thức trong công việc.

ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT BIÊN DỊCH VIÊN GIỎI

-         Có khả năng đọc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Để dịch chính xác, để dịch chính xác người biên dịch cần phải đọc bản gốc với nhiều ngôn ngữ khác nhau và cần phải hiểu rõ nguyên bản và ý nghĩa cần truyền đạt để có thể dịch chính xác.
-        Có khả năng sử dụng từ điển song ngữ tốt và yêu cầu kỹ thuật cao. Đôi khi hai từ giống nhau nhưng nghĩa sẽ khác nhau trong những tình huống cụ thể. Vì thế một biên dịch viên cần phải hiểu một cách chính xác nghĩa của từ trong ngữ cảnh đặc thù cộng với những hiểu biết về văn hóa và lịch sử cũng giúp người biên dịch viên khá nhiều trong công việc.

-        Có khả năng nghe tốt, một người biên dịch viên phải có được một đôi tai thật nhạy bén để có thể nắm bắt được sự diễn đạt, những từ ngữ và cách sử dụng của những từ đặc trưng. Bằng cách lắng nghe và chăm chú người biên dịch sẽ hiểu tổng thể vấn đề một cách tốt hơn.

-       Có khả năng đưa ra những câu hỏi có giá trị. Trong ngành Dịch thuật, độ chính xác là vô cùng quan trọng bởi vậy nếu có bất kỳ điều gì người biên dịch không thể hiểu thì ngay lập tức họ phải biết làm thế nào để sang tỏ những nghi vấn đó bằng cách đặt những câu hỏi thật sự đúng đắn.


ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NGÀNH DỊCH THUẬT

-       Trình độ tuy không quan trọng bằng kinh nghiệm nhưng ở Việt Nam khi bạn có trình độ đại học hoặc được chứng nhận về chuyên môn trong Dịch thuật sẽ giúp bạn có được một công việc dễ dàng hơn.
-        Nên tin tưởng vào khả năng về chuyên môn ngoại ngữ ở một lĩnh vực cụ thể nào đó giúp bạn chuyên nghiệp hơn. Điều đó cũng góp phần làm chất lượng dịch tang lên và tạo niền tin cho khách hàng.

-       Thông thuộc nội dung của chủ đề mà bạn dịch trước khi chấp nhận hợp tác hoặc đồng ý với sự phân công của cấp trên.


Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

NIỀM ĐAM MÊ VỚI DỊCH THUẬT

Xã hội phát triển, con người càng được hưởng thụ giá trị của những dịch vụ chất lượng cao. Đã bao giờ bạn đọc xong 1 cuốn “best seller” hay  hay xem xong 1 bộ phim bom tấn của Hollywood bên cạnh những dư vị cảm xúc mà những tác phẩm đó mang lại, bạn biết ơn những người chuyển ngữ tác phẩm đó?

Những người mà không có họ thì dù cuốn sách kia bên Mỹ bán đc 1 tỷ bản hay bộ phim kia giành tất cả giải oscar bạn cũng ko bao giờ hiểu đc cuốn sách và bộ phim kia truyền tải thông điệp gì. Tôi đang nói đến những người ko bao giờ xuất hiện trong các tác phẩm kia nhưng chính họ mang “hồn Việt” vào các tác phẩm đó, họ là những người Biên dịch và dịch thuật.

Những người làm công việc thầm lặng mà theo tôi không riêng gì ngành dịch thuật mà tất cả những việc thầm lặng đều đáng trân trọng, những người làm trong những ngành đó phải có niềm đam mê lớn lắm mới vượt qua những thăng trầm trong nghề.

1, Khó khăn gặp phải trong ngành dịch thuật.

a. Khó khăn tâm lý dịch thuật

Thưởng thức xong một tác phẩm nước ngoài (phim, sách), ngoài nội dung tác phẩm thứ gì còn lại trong tâm trí ban?
Tên các nhân vật và tác giả của tác phẩm đó, mấy ai để ý đến tên dịch giả được đặt ở một vị trí khiêm tốn trên bìa sách? Hơn thế, nghề dịch còn có nhiều nỗi niềm không biết tỏ cùng ai.

Với những tác phẩm hay, người đọc dường như chỉ nhớ đến nhà văn sáng tác mà ít ai nhớ đến công lao của người dịch thuật nhưng hễ có sai sót hay gặp phải cuốn sách dở thì “thủ phạm” đầu tiên bị quy kết lại chính là dịch giả!?

Đấy là chưa nói, sau khi chuyển ngữ, các dịch giả rất khó kiểm soát được công tác in ấn, phát hành cũng như vấn đề tác quyền liên quan. Vì thế, đa số dịch giả hiện nay đều xem công việc này như một nghề tay trái chứ tuyệt nhiên không có dịch giả chuyên nghiệp sống chết với nghề dịch thuật. Nghề dịch phải cẩn trọng, trau chuốt từ ngữ như một nhà văn thực thụ nhưng đa số dịch giả hiện nay đều làm công việc khác nên chỉ khi có thời gian rỗi thì dịch, hoặc làm công tác dịch thuật vào buổi đêm, ngoài giờ hành chính.

b. Dịch giả, anh đang làm gì? 

Nói như dịch giả, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, dịch giả chuyên nghiệp trước hết phải kiếm sống được bằng nghề dịch, và luôn tìm mọi cách để nâng mình lên qua quá trình dịch thuật.

Ðiều này cho thấy sẽ là bất ổn trong nghề nghiệp nếu một dịch giả vào lúc tám năm trước đây từng lên tiếng phê bình cách dịch ẩu của đồng nghiệp, thì nay đến lượt anh lại bị đồng nghiệp chỉ ra các lỗi dịch sai cũng do… ẩu.

Tất nhiên, nghề nào cũng có khó khăn, và những khó khăn thuộc hàng khổ tâm của nghề dịch từng được dịch giả Phạm Viêm Phương than thở:
“Người dịch xem ra cũng không khác giáo viên coi thi lắm.
Khi làm tốt công việc thì chẳng được khen, nhưng có sơ suất là bị kỷ luật (với giáo viên) hoặc bị dán nhãn “thảm họa” hay “dịch loạn” dễ dàng”.

Công việc ấy ông Phương cho là không dễ dàng gì, và dịch giả khi tự chọn cho mình con đường này chỉ còn cách nỗ lực “chuyển tải tinh thần và ý nghĩa (gọi ngắn gọn là nội dung) và cú pháp, văn phạm, thành ngữ… (gọi chung là văn phong) của tác phẩm”.
Chỉ hai yêu cầu cơ bản ấy thôi, việc dịch đã trở thành nỗi trăn trở thường trực của nhiều thế hệ dịch giả.
Học giả Nguyễn Hiến Lê từ năm 1957 từng cho rằng:“Theo nguyên tắc, đã gọi là dịch thì phải giữ đúng tư tưởng, cả cách hành văn của tác giả nữa, vì ta không thể nào thay đổi cách hành văn mà không thay đổi tư tưởng được.”

c. Sức khỏe

Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Australia, công việc ngồi quá lâu một chỗ. Một công việc vận động ít có thể tăng nguy cơ tử vong vì tim mạch đến 82% so với những người ngồi ít hơn 4 giờ mỗi tuần.
Không vận động khiến lượng lượng calo đốt cháy ít hơn, tích tụ chất béo, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Và tất nhiên Phiên dịchdịch thuật nằm trong nhóm công việc “ngồi quá lâu một chỗ”.

2, Nỗi niềm người dịch thuật.

a. Chưa được xã hội quan  tâm đúng mức

Với kinh nghiệm lâu năm, Lê Quang nhận định: "Nghề này bạc bẽo vô cùng. Nếu bản dịch dở, người ta sẽ cho rằng bạn dở. Còn nếu bản dịch hay, thì người ta sẽ khen tác giả hay". Cả hai dịch giả đều cho rằng, dịch thuật là một nghề cô đơn.

 "Bạn đừng trông chờ sẽ chia sẻ công việc này với ai. Chỉ mình bạn trong phòng với văn bản gốc, làm việc với từng từ. Đôi khi, chỉ vướng một từ mà ta mất ngủ cả đêm" - Lê Quang nói. Nhà văn Trang Hạ cũng đồng tình: "Dịch giả là người tự tại, cô đơn trong thế giới của mình. Bạn đừng mong tìm được nhiều tiền bạc hay sự nổi tiếng ở nghề này".

b. Khao khát gắn bó với nghề 

Được trả công thấp, thường bị vi phạm bản quyền, và chưa được ghi nhận xứng đáng, nhưng nhiều dịch giả vẫn theo đuổi nghề và tìm cách để sống được bằng nghề, nuôi nghề. Khi đã đủ khả năng thẩm định, người dịch sẽ tự đi mua bản quyền để chuyển ngữ, sau đó bán lại bản quyền cùng công dịch trọn gói cho đơn vị xuất bản trong nước.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Bản dịch “Truyện Kiều” bằng tiếng Nga – Cầu nối gắn kết văn hóa giữa hai dân tộc

65 năm trước, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này.

Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ về( tiền bạc, hiện vật), các chuyên gia Liên Xô còn sang tận nơi giúp Việt Nam phát triển Kinh tế- Văn hóa,- Xã hội. Nhiều công trình do Liên Xô giúp xây dựng đã gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả tích cực (như trường Đại học Bách Khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô). Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành những cán bộ chủ chốt, những chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực.

Tháng 11/2015, Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du bằng tiếng Nga đã được xuất bản lần đầu tiên nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông.” Truyện Kiều” bằng tiếng Nga được đánh giá là một công trình hợp tác có ý nghĩa lớn, là cầu nối văn hóa giữa hai nước.

Bản dịch tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam đã đến với bạn đọc người Nga qua sự giới thiệu của Hội Hữu nghị Nga - Việt.

Trước đây, “Truyện Kiều ‘từng hai lần được dich sang tiếng Nga, nhưng đều là những bản tóm tắt hoặc trích đoạn trong tác phẩm. Đây là lần đầu có một ấn bản” Truyện Kiều” trọn vẹn được xuất bản bằng tiếng Nga.

Ngay từ khi bắt tay vào công việc, họ đề ra nhiều nguyên tắc và mục tiêu, với quy trình rõ ràng: Truyện Kiều sẽ được chuyển nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Nga theo từng câu, từng khổ. Phần nghĩa được Vaxili chuyển thành thơ tiếng Nga. Sau đó, các nhà nghiên cứu Đông Phương cùng chuyên gia tiếng Nga đính chính, góp ý, gửi lại cho dịch giả.

Sau Truyện Kiều, cùng với sự tăng cường hợp tác về mọi mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga, hy vọng sẽ có nhiều tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam được dịch ra tiếng Nga. Nhằm thắt chặt mối quan hệ quốc tế giữa hai Quốc Gia và là cầu nối giao lưu văn hóa Việt – Nga được bền vững.

                                                                                                                        (Theo Báo mới.com)

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

8 câu chúc tết bằng tiếng anh hay và độc đáo nhất 2017

Trước thềm năm mới 2017, thích biên dịch xin chia sẻ những câu, những lời chúc tết dịch từ tiếng anh sang tiếng việt và dịch từ tiếng việt sang tiếng anh cực hay và độc nhất vô nhị cho mọi người hãy tham khảo nhé.

1:"In this New Year, I wish you achieve all your goals in life,
And get success at every step of life, enjoy a wonderful 2016."
Trong năm mới này , tôi chúc bạn đạt được tất cả mục tiêu của mình trong cuộc sống,
Và có được thành công trong mọi chặng đường , tận hưởng một năm 2016 tuyệt vời . "

2:I wish that all your wishes are fulfilled this year... Happy new year
Chúc bạn một năm mới đạt được tất cả những ước mơ của mình... Chúc mừng năm mới

3:A new year, new start and way to go.Wish you successful and glorious
Chúc bạn thành công và hạnh phúc với sự lựa chọn trong năm mới 2016.

4:"Forget the pains, sorrows, and sadness behind,
Let us welcome this New Year with big smile,
Wish you Happy New Year!"
Hãy quên đi những nỗi đau , điều buồn đau đằng sau,
chúng ta hãy đón năm mới này với nụ cười lớn,
chúc các bạn năm mới hạnh phúc ! "

5:"Hope the New sun of the New Year and the new moon of the New Year, Brings good fortune and great luck for you, Wish you Happy New Year!"
"Hy vọng mặt trời mới của năm mới và mặt trăng mới của năm mới ,
Mang lại may mắn và may mắn tuyệt vời cho bạn , Chúc các bạn năm mới hạnh phúc ! "

6:Wishing You A Year Filled With Great Joy Peace And Prosperity
Have A Wonderful Year Ahead Happy New Year!!!
Chúc bạn và gia đình năm mới đong đầy niềm vui, an lành hạnh phúc và thịnh vượng.
Một năm rất tuyệt vời, chúc mừng năm mới 2017.

7:"Forget the pains, sorrows, and sadness behind,
Let us welcome this New Year with big smile,
Hãy quên đi buồn đau, sợ hãi và hãy để lại lỗi buồn ở phía sau.
Chúng ta hãy cùng đón năm mới niềm vui lớn đang đón chờ

8:"I Wish in this new year God gives You,
12 Month of Happiness,
52 Weeks of Fun,
365 Days Success,
8760 Hours Good Health,
52600 Minutes Good Luck,
3153600 Seconds of Joy…and that’s all!"
Một năm đong đầy hạnh phúc
Mười hai tháng dài vui vẻ
52 Tuần hạnh phúc
365 ngày thành công
8760 giờ sức khỏe
52600 phút may mắn
3153600 giây thú vị ... và đó là tất cả tôi muốn chúc bạn.

Ngôn ngữ bản địa trong dịch thuật

Trong cùng một Quốc gia, mỗi vùng miền đã có sự phân hóa khác nhau về ngôn ngữ gây ra những chuyện dở khóc dở cười khi hiểu sai nghĩa của cùng một từ chứ chưa nó đến sự khác biệt văn hóa và nghĩa của từ giữa các Quốc gia khác nhau.
 Xoay quanh vấn đề văn hóa đặc trưng của các Quốc gia thì vô cùng nhiều chuyện để phiếm đàm, hôm nay mình muốn cùng anh em về chú ý ngôn ngữ bản địa khi dịch thuật.
Nhiều người sẽ hỏi ngay: “dịch thuật thì tôi cứ nghĩa gốc, nghĩa quốc tế tôi dịch, sao phải ngôn ngữ bản địa”? và bây giờ chúng ta hãy đi tìm câu trả lời nhé J
Ngôn ngữ bản địa trong dịch thuật
Ngôn ngữ bản địa trong dịch thuật

Tại sao phải dịch thuật theo ngôn ngữ bản địa?

Dù tốn không ít công sức, tiền bạc nghiên cứu thị trường, nhiều công ty lớn vẫn không lường trước được thương hiệu, slogan của mình thành trò cười cho người dân ở nước khác khi những từ tiếng Anh vô tình mang nghĩa hài hước trong ngôn ngữ khác.

Khi tấn công sang thị trường Trung Quốc, Pepsi giữ nguyên slogan quốc tế "Come alive with Pepsi" (Sảng khoái cùng Pepsi). Người dân ở đây lại hiểu là "Pepsi brings your ancestors back from the dead" - Pepsi mang tổ tiên của bạn sống lại từ nấm mồ”. Văn hóa tâm linh rất được người Trung Quốc coi trọng, với slogan trên, uhm! Để tôi đoán câu chuyện nó thế này: Người Trung Quốc sẽ đổ xô uống pepsi để “gặp lại tổ tiên từ nấm mồ” :-D nhưng rồi nhận ra họ bị… Pepsi lừa =)).
Slogan "Turn it loose!" (Thoải mái đi) của hãng bia danh tiếng Coors được dịch sang hoàn toàn khác theo tiếng Tây Ban Nha "You will suffer from diarrhea" (Bạn sẽ bị bệnh tiêu chảy). À vâng! Chắc hẳn thị trường Tây Ban Nha của quán bia này sẽ đóng băng toàn tập, lý do có cần nói ko nhỉ? Bạn có muốn uống thứ nước mà… “bạn sẽ bị tiêu chảy không”? Ôi thảm họa :-D
Công ty chuyên về các sản phẩm làm tóc Clairol giới thiệu sản phẩm máy uốn tóc có tên "Mist stick" vào thị trường nước Đức mà không biết rằng trong tiếng Đức, "mist" có nghĩa "phân bón". Vì vậy, doanh số bán hàng của sản phẩm đã bị ảnh hưởng nặng nề.
KFC dịch khẩu hiệu "Finger-lickin' good" (Vị ngon trên từng ngón tay) thành "Eat your fingers off" (Ăn luôn ngón tay của bạn) ở Trung Quốc. Lại là Trung Quốc, có vẻ người anh em “Tàu Khựa” này của chúng ta bất đồng ngôn ngữ với cả thế giới
Năm 1987, hãng hàng không Braniff Airlines giới thiệu đến hành khách rằng ghế ngồi được bọc da với khẩu hiệu "Fly in leather". Thế nhưng, từ lóng trong tiếng Tây Ban Nha khiến cụm từ này có nghĩa "Fly naked" - bay trần truồng. – Tôi muốn thử 1 lấn bay chuyến “bay trần truồng” quá :-D
Việc có 1 ngôn ngữ quốc tế là điểu không thể (Ít nhất là trong tương lai gần), mong rằng các dịch thuật viên của chúng ta không chỉ tìm hiểu ngôn ngữ mà cũng nên am hiểu cả văn hóa để không để ra những  “thảm họa dịch thuật đáng tiếc”.
  ''Ngôn ngữ của mỗi Quốc gia - Dân tộc luôn là nơi ẩn chứa sức mạnh của tri thức, là nơi lưu giữ nền văn minh nhân loại. Hãy để chúng tôi đưa bạn đến bên nguồn sức mạnh kỳ diệu đó, mở ra cơ hội khai phá tương lai, dẫn lối thành công''