Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Ngôn ngữ bản địa trong dịch thuật

Trong cùng một Quốc gia, mỗi vùng miền đã có sự phân hóa khác nhau về ngôn ngữ gây ra những chuyện dở khóc dở cười khi hiểu sai nghĩa của cùng một từ chứ chưa nó đến sự khác biệt văn hóa và nghĩa của từ giữa các Quốc gia khác nhau.
 Xoay quanh vấn đề văn hóa đặc trưng của các Quốc gia thì vô cùng nhiều chuyện để phiếm đàm, hôm nay mình muốn cùng anh em về chú ý ngôn ngữ bản địa khi dịch thuật.
Nhiều người sẽ hỏi ngay: “dịch thuật thì tôi cứ nghĩa gốc, nghĩa quốc tế tôi dịch, sao phải ngôn ngữ bản địa”? và bây giờ chúng ta hãy đi tìm câu trả lời nhé J
Ngôn ngữ bản địa trong dịch thuật
Ngôn ngữ bản địa trong dịch thuật

Tại sao phải dịch thuật theo ngôn ngữ bản địa?

Dù tốn không ít công sức, tiền bạc nghiên cứu thị trường, nhiều công ty lớn vẫn không lường trước được thương hiệu, slogan của mình thành trò cười cho người dân ở nước khác khi những từ tiếng Anh vô tình mang nghĩa hài hước trong ngôn ngữ khác.

Khi tấn công sang thị trường Trung Quốc, Pepsi giữ nguyên slogan quốc tế "Come alive with Pepsi" (Sảng khoái cùng Pepsi). Người dân ở đây lại hiểu là "Pepsi brings your ancestors back from the dead" - Pepsi mang tổ tiên của bạn sống lại từ nấm mồ”. Văn hóa tâm linh rất được người Trung Quốc coi trọng, với slogan trên, uhm! Để tôi đoán câu chuyện nó thế này: Người Trung Quốc sẽ đổ xô uống pepsi để “gặp lại tổ tiên từ nấm mồ” :-D nhưng rồi nhận ra họ bị… Pepsi lừa =)).
Slogan "Turn it loose!" (Thoải mái đi) của hãng bia danh tiếng Coors được dịch sang hoàn toàn khác theo tiếng Tây Ban Nha "You will suffer from diarrhea" (Bạn sẽ bị bệnh tiêu chảy). À vâng! Chắc hẳn thị trường Tây Ban Nha của quán bia này sẽ đóng băng toàn tập, lý do có cần nói ko nhỉ? Bạn có muốn uống thứ nước mà… “bạn sẽ bị tiêu chảy không”? Ôi thảm họa :-D
Công ty chuyên về các sản phẩm làm tóc Clairol giới thiệu sản phẩm máy uốn tóc có tên "Mist stick" vào thị trường nước Đức mà không biết rằng trong tiếng Đức, "mist" có nghĩa "phân bón". Vì vậy, doanh số bán hàng của sản phẩm đã bị ảnh hưởng nặng nề.
KFC dịch khẩu hiệu "Finger-lickin' good" (Vị ngon trên từng ngón tay) thành "Eat your fingers off" (Ăn luôn ngón tay của bạn) ở Trung Quốc. Lại là Trung Quốc, có vẻ người anh em “Tàu Khựa” này của chúng ta bất đồng ngôn ngữ với cả thế giới
Năm 1987, hãng hàng không Braniff Airlines giới thiệu đến hành khách rằng ghế ngồi được bọc da với khẩu hiệu "Fly in leather". Thế nhưng, từ lóng trong tiếng Tây Ban Nha khiến cụm từ này có nghĩa "Fly naked" - bay trần truồng. – Tôi muốn thử 1 lấn bay chuyến “bay trần truồng” quá :-D
Việc có 1 ngôn ngữ quốc tế là điểu không thể (Ít nhất là trong tương lai gần), mong rằng các dịch thuật viên của chúng ta không chỉ tìm hiểu ngôn ngữ mà cũng nên am hiểu cả văn hóa để không để ra những  “thảm họa dịch thuật đáng tiếc”.
  ''Ngôn ngữ của mỗi Quốc gia - Dân tộc luôn là nơi ẩn chứa sức mạnh của tri thức, là nơi lưu giữ nền văn minh nhân loại. Hãy để chúng tôi đưa bạn đến bên nguồn sức mạnh kỳ diệu đó, mở ra cơ hội khai phá tương lai, dẫn lối thành công''


1 nhận xét: