Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

NIỀM ĐAM MÊ VỚI DỊCH THUẬT

Xã hội phát triển, con người càng được hưởng thụ giá trị của những dịch vụ chất lượng cao. Đã bao giờ bạn đọc xong 1 cuốn “best seller” hay  hay xem xong 1 bộ phim bom tấn của Hollywood bên cạnh những dư vị cảm xúc mà những tác phẩm đó mang lại, bạn biết ơn những người chuyển ngữ tác phẩm đó?

Những người mà không có họ thì dù cuốn sách kia bên Mỹ bán đc 1 tỷ bản hay bộ phim kia giành tất cả giải oscar bạn cũng ko bao giờ hiểu đc cuốn sách và bộ phim kia truyền tải thông điệp gì. Tôi đang nói đến những người ko bao giờ xuất hiện trong các tác phẩm kia nhưng chính họ mang “hồn Việt” vào các tác phẩm đó, họ là những người Biên dịch và dịch thuật.

Những người làm công việc thầm lặng mà theo tôi không riêng gì ngành dịch thuật mà tất cả những việc thầm lặng đều đáng trân trọng, những người làm trong những ngành đó phải có niềm đam mê lớn lắm mới vượt qua những thăng trầm trong nghề.

1, Khó khăn gặp phải trong ngành dịch thuật.

a. Khó khăn tâm lý dịch thuật

Thưởng thức xong một tác phẩm nước ngoài (phim, sách), ngoài nội dung tác phẩm thứ gì còn lại trong tâm trí ban?
Tên các nhân vật và tác giả của tác phẩm đó, mấy ai để ý đến tên dịch giả được đặt ở một vị trí khiêm tốn trên bìa sách? Hơn thế, nghề dịch còn có nhiều nỗi niềm không biết tỏ cùng ai.

Với những tác phẩm hay, người đọc dường như chỉ nhớ đến nhà văn sáng tác mà ít ai nhớ đến công lao của người dịch thuật nhưng hễ có sai sót hay gặp phải cuốn sách dở thì “thủ phạm” đầu tiên bị quy kết lại chính là dịch giả!?

Đấy là chưa nói, sau khi chuyển ngữ, các dịch giả rất khó kiểm soát được công tác in ấn, phát hành cũng như vấn đề tác quyền liên quan. Vì thế, đa số dịch giả hiện nay đều xem công việc này như một nghề tay trái chứ tuyệt nhiên không có dịch giả chuyên nghiệp sống chết với nghề dịch thuật. Nghề dịch phải cẩn trọng, trau chuốt từ ngữ như một nhà văn thực thụ nhưng đa số dịch giả hiện nay đều làm công việc khác nên chỉ khi có thời gian rỗi thì dịch, hoặc làm công tác dịch thuật vào buổi đêm, ngoài giờ hành chính.

b. Dịch giả, anh đang làm gì? 

Nói như dịch giả, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, dịch giả chuyên nghiệp trước hết phải kiếm sống được bằng nghề dịch, và luôn tìm mọi cách để nâng mình lên qua quá trình dịch thuật.

Ðiều này cho thấy sẽ là bất ổn trong nghề nghiệp nếu một dịch giả vào lúc tám năm trước đây từng lên tiếng phê bình cách dịch ẩu của đồng nghiệp, thì nay đến lượt anh lại bị đồng nghiệp chỉ ra các lỗi dịch sai cũng do… ẩu.

Tất nhiên, nghề nào cũng có khó khăn, và những khó khăn thuộc hàng khổ tâm của nghề dịch từng được dịch giả Phạm Viêm Phương than thở:
“Người dịch xem ra cũng không khác giáo viên coi thi lắm.
Khi làm tốt công việc thì chẳng được khen, nhưng có sơ suất là bị kỷ luật (với giáo viên) hoặc bị dán nhãn “thảm họa” hay “dịch loạn” dễ dàng”.

Công việc ấy ông Phương cho là không dễ dàng gì, và dịch giả khi tự chọn cho mình con đường này chỉ còn cách nỗ lực “chuyển tải tinh thần và ý nghĩa (gọi ngắn gọn là nội dung) và cú pháp, văn phạm, thành ngữ… (gọi chung là văn phong) của tác phẩm”.
Chỉ hai yêu cầu cơ bản ấy thôi, việc dịch đã trở thành nỗi trăn trở thường trực của nhiều thế hệ dịch giả.
Học giả Nguyễn Hiến Lê từ năm 1957 từng cho rằng:“Theo nguyên tắc, đã gọi là dịch thì phải giữ đúng tư tưởng, cả cách hành văn của tác giả nữa, vì ta không thể nào thay đổi cách hành văn mà không thay đổi tư tưởng được.”

c. Sức khỏe

Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Australia, công việc ngồi quá lâu một chỗ. Một công việc vận động ít có thể tăng nguy cơ tử vong vì tim mạch đến 82% so với những người ngồi ít hơn 4 giờ mỗi tuần.
Không vận động khiến lượng lượng calo đốt cháy ít hơn, tích tụ chất béo, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Và tất nhiên Phiên dịchdịch thuật nằm trong nhóm công việc “ngồi quá lâu một chỗ”.

2, Nỗi niềm người dịch thuật.

a. Chưa được xã hội quan  tâm đúng mức

Với kinh nghiệm lâu năm, Lê Quang nhận định: "Nghề này bạc bẽo vô cùng. Nếu bản dịch dở, người ta sẽ cho rằng bạn dở. Còn nếu bản dịch hay, thì người ta sẽ khen tác giả hay". Cả hai dịch giả đều cho rằng, dịch thuật là một nghề cô đơn.

 "Bạn đừng trông chờ sẽ chia sẻ công việc này với ai. Chỉ mình bạn trong phòng với văn bản gốc, làm việc với từng từ. Đôi khi, chỉ vướng một từ mà ta mất ngủ cả đêm" - Lê Quang nói. Nhà văn Trang Hạ cũng đồng tình: "Dịch giả là người tự tại, cô đơn trong thế giới của mình. Bạn đừng mong tìm được nhiều tiền bạc hay sự nổi tiếng ở nghề này".

b. Khao khát gắn bó với nghề 

Được trả công thấp, thường bị vi phạm bản quyền, và chưa được ghi nhận xứng đáng, nhưng nhiều dịch giả vẫn theo đuổi nghề và tìm cách để sống được bằng nghề, nuôi nghề. Khi đã đủ khả năng thẩm định, người dịch sẽ tự đi mua bản quyền để chuyển ngữ, sau đó bán lại bản quyền cùng công dịch trọn gói cho đơn vị xuất bản trong nước.

1 nhận xét: